Nguyên tắc sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP tại Việt Nam

Nguyên tắc sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP tại Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm cần đạt được tiêu chuẩn GMP để được phép hoạt động tại Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vậy tiêu chuẩn GMP được quy định như thế nào và các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP. Cùng Kensfi tìm hiểu trong bài viết dưới đây !

Tìm hiểu GMP là gì?

Tìm hiểu GMP là gì?

GMP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được quy định thành văn bản và yêu cầu các cơ sở sản xuất liên quan đến dược phẩm hay thực phẩm phải đạt được. Các cơ sở này sau khi tuân thủ các nguyên tắc của GMP Groups Việt Nam sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt và được Bộ Y tế công nhận.

Trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm từ khi triển khai đến khi sản xuất và tạo thành sản phẩm cuối cùng đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo GMP. Mục đích của GMP là tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn với người sử dụng. Các cơ sở sản xuất đạt yêu cầu về GMP sẽ được cấp chứng nhận và được phép đi vào sản xuất.

Những yêu cầu tiêu chuẩn của GMP

Những yêu cầu tiêu chuẩn của GMP

Vậy các cơ sở sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm cần đáp ứng được những yêu cầu gì của tiêu chuẩn GMP:

Điều kiện về cơ sở vật chất

Ngay từ khi triển khai thiết kế phòng sạch theo chuẩn quốc tế cho nhà xưởng sản xuất mỹ phẩm cần tuân thủ đúng mô hình trong sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu về công năng, tính chất và đặc điểm sản xuất. Sau khi được phê duyệt phương án thiết kế mới được tiến hành thi công xây dựng nhà xưởng.

Cơ sở sản xuất cần phân chia rõ ràng giữa các khu vực sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu, đóng gói, … Không tập trung các công đoạn trong một không gian như vậy sẽ làm rối loạn sản xuất, gây nhầm lẫn các lây nhiễm chéo. Mỗi một khu vực có ngăn cách rõ ràng và có biển thông tin hướng dẫn cho từng khu vực.

Sắp xếp vị trí các bộ phận theo quy trình sản xuất để thuận tiện hơn và dễ dàng quản lý công việc. Thiết bị, máy móc và dụng cụ hỗ trợ sản xuất phải đạt tiêu chuẩn để đáp ứng được tiêu chuẩn GMP. Sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thay thế máy cũ và hỏng.

An toàn vệ sinh

Tiêu chuẩn GMP đề cao tính vệ sinh trong sản xuất nên các doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh trong sản xuất. Các nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc và được chế biến và bảo quản theo quy định. Dụng cụ và thiết bị phải được lau rửa sạch sẽ, khử trùng trước và sau khi làm việc.

Công nhân viên phải luôn tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh trong sản xuất, mặc đầy đủ đồ bảo hộ và thực hiện đúng quy trình. Đặc biệt khi thiết kế nhà máy phải có hệ thống cấp thoát nước cho công trình, xử lý các chất thải từ quá trình sản xuất. Đây là một trong những điểm quan trọng quyết định nhà máy có được phép đi vào hoạt động hay không.

Quá trình sản xuất

Công nhân tham gia vào quá trình sản xuất cần được đào tạo để có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết từ công ty tư vấn dây chuyền sản xuất. Mỹ phẩm là mặt hàng được giới làm đẹp ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Do đó để sản phẩm đạt được chất lượng đề ra cần chú trọng vào quy trình sản xuất sản phẩm.

Bố trí người quản lý theo dõi sát sao từng hoạt động đảm bảo thực hiện đúng các quy trình chế biến. Luôn giữ vệ sinh nơi làm việc, không được để bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất mỹ phẩm không đạt sẽ cho ra những sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu GMP.

Nguồn nhân lực

Người lao động tham gia vào sản xuất cần có sức khỏe tốt để chịu được áp lực công việc. Doanh nghiệp thường xuyên bố trí tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân viên để theo dõi và hỗ trợ kịp thời người lao động nếu có tình huống xấu xảy ra. Trong quá trình sản xuất người lao động cần đeo khẩu trang và đồ bảo hộ cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Quy trình bảo quản và phân phối

Yêu cầu GMP với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có kho bảo quản riêng, lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào hoặc các thành phẩm. Việc bảo quản phải đáp ứng được các nhu cầu như không làm thay đổi tính chất sản phẩm, giữ cho sản phẩm được nguyên vẹn, không bị hỏng hóc.

Những bước triển khai GMP 

Những bước triển khai GMP 

Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn GMP cần triển khai theo các bước sau:

  • Bước 1: Điều đầu tiên đó là doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về những quy định, tiêu chuẩn về mỹ phẩm từ các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn cần thiết. Thu thập dữ liệu về nhu cầu của khách hàng về mỹ phẩm trên thị trường. Tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, dây chuyền sản xuất phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định bộ phận, phạm vi nào áp dụng tiêu chuẩn GMP.
  • Bước 3: Lập kế ra hoạch sản xuất một cách chi tiết và bố trí nguồn nhân lực hợp lý, có nhân viên phụ trách từng công đoạn.
  • Bước 4: Đưa ra quy định sản xuất cho từng công đoạn để nhân viên nắm rõ và thực hiện theo.
  • Bước 5: Đào tạo đội ngũ nhân viên về những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mỹ phẩm, quy trình sản xuất, công nghệ sử dụng.
  • Bước 6: Tiến hành thử nghiệm mẫu để tìm ra mẫu sản phẩm thích hợp.
  • Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh lại các phương án nếu chưa hợp lý theo quy trình sản xuất, công nghệ và tiêu chuẩn GMP.
  • Bước 8: Phê duyệt phương án hiệu quả nhất, đem lại hiệu quả kinh tế và đưa vào sản xuất.
  • Bước 9: Theo dõi và giám sát hoạt động sản xuất để tránh mắc phải những sai lầm, giám sát được chất lượng sản phẩm đầu ra.

Những nguyên tắc sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP

Những nguyên tắc sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP

Tiêu chuẩn GMP có một vài nguyên tắc yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện như sau:

  • Các công đoạn sản xuất phải được triển khai rõ ràng, minh bạch; ghi chép lại toàn bộ hoạt động và đưa ra nhận xét.
  • Công nhân viên phải được đào tạo chuyên môn, không sử dụng người không có kiến thức về lĩnh vực đang sản xuất.
  • Thực hiện lưu trữ các thông tin liên quan đến sản phẩm như chất lượng, số lượng, ngày sản xuất, thành phần, … Xuất trình được các giấy tờ chứng minh cho sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ khi có yêu cầu.
  • Có phương án dự phòng khi gặp rủi ro như bị khiếu nại vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sai lệch thông tin.

Lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp

Các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP nhận được sự tín nhiệm lớn từ phía khách hàng. Người mua yên tâm hơn về chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm do chúng được sản xuất trong điều kiện tốt nhất và được Bộ Y tế phê duyệt.

Khách hàng sẽ không biết cách kiểm tra về tính an toàn của mỹ phẩm. Nhưng khi họ nhìn vào những tiêu chuẩn được áp dụng để sản xuất ra sản phẩm đó họ sẽ an tâm hơn. Do mỹ phẩm được bôi trực tiếp lên da nên nếu hàng kém chất lượng sẽ gây dị ứng, nổi mẩn đỏ và có những trường hợp gây biến chứng nặng.

Đây là nỗi lo của người dùng mỹ phẩm khi quyết định lựa chọn mỹ phẩm, họ lo lắng về chất lượng, thành phần dược tính có an toàn hay không. Dựa vào quy trình tiêu chuẩn trong từng khâu sản xuất từ lựa chọn nguyên liệu, chế biến và tạo thành phẩm theo GMP giúp đem lại sản phẩm có chất lượng cao.

Nhờ đó khách hàng muốn lựa chọn được loại mỹ phẩm có chất lượng tốt và an toàn cho da có thể tìm đến những sản phẩm được sản xuất theo quy trình GMP. Các cơ sở được công nhận và cấp phép theo GMP thu hút được nhiều khách hàng hơn và khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng rất lớn.

Tiêu chuẩn GMP là điều kiện để các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được phép đi vào hoạt động và tạo ra những sản phẩm có giá trị. Doanh nghiệp cần thực hiện tốt nguyên tắc sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP để nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

You may also like...

Popular Posts