Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn tại nhà

Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn tại nhà

Ngộ độc thức ăn là một trong những bệnh lý thường gặp nhất hiện nay, không chỉ riêng ở trẻ nhỏ và người lớn cũng vậy. Để có thêm kiến thức phòng tránh cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn thì bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Kensfi nhé!

Những đối tượng nào dễ bị ngộ độc thức ăn

Những đối tượng nào dễ bị ngộ độc thức ăn

Người già trên 65 tuổi

Người lớn tuổi có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn vì hệ thống miễn dịch và chức năng của các cơ quan suy giảm theo tuổi tác, dẫn đến không có khả năng nhận biết và loại bỏ các mầm bệnh có hại. 

Gần một nửa số người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh do thực phẩm từ Salmonella, Campylobacter, Listeria hoặc E. coli cần phải nhập viện.

Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ nhập viện và tử vong do thực phẩm cao hơn. Điều này là do các cơ quan và cơ thể thay đổi khi chúng ta già đi, khi đó:

  • Hệ tiêu hóa giữ lại thức ăn lâu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Suy giảm chức năng của gan và thận để giải độc các cơ thể lạ
  • Dạ dày không tiết đủ axit để giảm số lượng vi khuẩn trong ruột.
  • Các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc ung thư có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Người bị suy giảm hệ miễn dịch

Với những người có hệ miễn dịch kém thì khi bị ngộ độc thức ăn sẽ có nguy cơ mắc bệnh kéo dài, phải nhập viện hoặc thậm chí là tử vong. Để tránh những điều đáng tiếc thì bạn nên cẩn thận hơn trong việc lựa chọn, xử lý cũng như chế biến với tiêu thụ sản phẩm nhé.

Các bước giúp giảm một số mầm bệnh do thực phẩm:

  • Rửa tay sạch sẽ, các dụng cụ và vệ sinh bề mặt nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.
  • Nên để riêng thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng bởi nó có thể lây lan vi khuẩn sang những nhóm thực phẩm ăn liền.
  • Thực phẩm sẽ an toàn nếu được nấu ở nhiệt độ cao để có thể tiêu diệt được mầm bệnh.
  • Bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, bởi vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển rất nhanh, từ 40 – 60 độ C.

Trẻ em từ 0 – 5 tuổi 

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, hệ thống miễn dịch vẫn đang phát triển, vì vậy nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm và các biến chứng liên quan là rất cao. Bởi vì trẻ em có khả năng chống nhiễm trùng kém hơn người lớn. Ngoài ra ở trẻ em, dạ dày tiết ra ít axit hơn để tiêu diệt vi khuẩn có hại, khiến trẻ dễ bị ốm hơn.

Ngộ độc thực phẩm đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì nó thường gây ra nôn mửa hoặc tiêu chảy, hoặc cả hai, điều này dẫn đến cơ thể bị mất nước.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân đầu tiên đó chính là làm cho thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, chính là do dùng nguyên liệu đã nhiễm trùng, các nguyên liệu sống, rau xanh và trái cây có sử dụng phân hữu cơ.

Đây là những loại thức ăn có nguồn gốc hỗn hợp từ nhiều loại vi sinh vật khác nhau, điều này mang tới nguy cơ cao và ảnh hưởng nặng hơn so với thực phẩm chế biến từ một sinh vật.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là một số loại thực phẩm bảo quản, chế biến và vận chuyển sai cách, khiến chúng dễ bị lây nhiễm vi sinh vật và lan tỏa độc tố.

Nguyên nhân thứ ba là do ô nhiễm thực phẩm, và chúng có thể xảy ra khi chạm vào nguồn thức ăn bị nhiễm khác hay có thể là do tiếp xúc với các dụng cụ chế biến thực phẩm bị ô nhiễm như dao, thớt hay kệ đựng thức ăn.

Các dạng ngộ độc thức ăn và dấu hiệu nhận biết

Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia thì ngộ độc thức ăn sẽ được chia thành 2 dạng, đó chính là:

Ngộ độc cấp tính: là dạng ngộ độc xảy ra ngay sau khi ăn, với các biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đại tiện ra máu … thậm chí, có trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến cái chết.

Ngộ độc mãn tính: là dạng ngộ độc không có triệu chứng rõ ràng, không bộc phát ngay sau khi ăn. Ở dạng này, chất độc tích tụ ở một số bộ phận của cơ thể, làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ mắc các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư. 

Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn tại nhà

Bất kỳ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm ngay sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc. Vì vậy, việc trang bị những dụng cụ sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là điều vô cùng cần thiết để bạn có thể nhanh chóng sơ cứu cho mình và người khác trong trường hợp không may.

Các sơ cứu cho ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm:

Gây nôn

Gây nôn

Gây nôn thường được chỉ định cho những người có triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc những người vẫn tỉnh táo và không có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để khạc hết thức ăn đã ăn ra ngoài.

Khi này người bị ngộ độc hãy uống 1 cốc nước muối pha loãng (0,9%), sau đó dùng ngón tay trỏ kích thích cảm giác ở khóe lưỡi gần họng để kích thích cảm giác nôn. Bệnh nhân càng nôn càng tốt, điều này giúp hạn chế độc tố trong thực phẩm xâm nhập vào cơ thể, phát tán và gây hư hỏng.

Một số lưu ý khi gây nôn:

  • Nếu bệnh nhân nôn mửa, nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để ngăn chất độc chảy ngược vào phổi, do đó giảm nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
  • Đối với trẻ em thì bạn cần thực hiện khéo léo tránh gây trầy xước họng ở trẻ. 
  • Đối với người đã hôn mê, không được gây nôn vì dễ bị sặc và ngạt thở.

Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước 

Đối với người bị ngộ độc thức ăn, tình trạng nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần có thể dẫn đến mất nước, lúc này người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước để không bị mất nước. Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống một ngụm nước để bù nước

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy thì điều quan trọng nhất là phải bù dịch và muối đã mất càng nhiều càng tốt, lúc này bạn có thể bù nước điện giải Oresol.

Uống Oresol

Nếu dùng dung dịch Oresol để bù nước cho bệnh nhân, thì bạn cần đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo liều lượng chỉ định, không dùng dung dịch đã pha quá 24 giờ, không đun sôi dung dịch. 

Trong trường hợp ngộ độc hàng loạt, dung dịch oresol nên được uống riêng cho từng người, không dùng chung, kẻo người bị ngộ độc nhẹ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu hơi thấp

Quan sát bệnh nhân, nếu thấy khó thở hoặc cảm thấy nghẹn thì dùng tay sạch kéo lưỡi bệnh nhân ra để tránh tuột vào giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Theo dõi nhịp tim thường xuyên

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như rối loạn nhịp tim, khó thở hoặc tụt huyết áp.

Đưa đến cơ sở y tế gần nhất

Đưa đến cơ sở y tế gần nhất

Ngay cả khi người bệnh có dấu hiệu còn tỉnh táo thì vẫn phải nhanh chóng gọi cứu thương hoặc liên hệ đến website: https://capcuuvang.com để thuê xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến các đơn vị ý tế gần nhất để tiếp tục khám và điều trị sau khi thực hiện các thủ thuật cấp cứu.

Dựa trên kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật bổ sung, chẳng hạn như xét nghiệm máu, cấy phân, … để tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân, gây ra ngộ độc thực phẩm và bắt đầu phương pháp điều trị thích hợp.

Chế độ ăn sau khi hồi phục

Sau khi ói hết thức ăn ra ngoài thì cơ thể sẽ rất yếu. Điều quan trọng là phải uống đủ nước sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn mửa và tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất nhiều nước và mất cân bằng điện giải. Ngoài nước, thì bạn cũng có thể uống Oresol để bổ sung chất điện giải trong cơ thể.

Hướng dẫn cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn 

Hướng dẫn cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn 

Theo các chuyên gia chăm sóc người cao tuổi tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ cho biết, để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm thì chúng ta cần:

  • Rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi xử lý thực phẩm.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã, hút thuốc, ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
  • Rửa tay sau khi chạm vào thực phẩm chưa nấu chín (trứng, thịt sống, v.v.).
  • Dùng thớt nhựa (không phải bằng gỗ) để cắt thịt sống.
  • Làm sạch kỹ tất cả các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sống.
  • Nấu chín, kỹ thịt và trứng trước khi ăn.
  • Không ăn/uống thực phẩm làm từ trứng, thịt sống khi chưa nấu chín, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Rửa kỹ tất cả thực phẩm trước khi ăn.
  • Hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo bằng cách để riêng thực phẩm nấu chín, thực phẩm ăn liền và trứng, sữa. 

Như vậy ở trong bài viết trên chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn các thông tin cũng như cách xử lý và cách phòng ngừa khi bị ngộ độc thức ăn. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở trong bài viết này sẽ là những thông tin bổ ích, giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức hơn.

You may also like...

Popular Posts