Nhằm đơn giản hóa việc xây dựng ứng dụng web, người ta đã tạo ra một công cụ từ Javascript V8 Engine có tên là NodeJS. Công cụ này hiện đang xếp vị trí số 1 về lượng người dùng và là một công cụ hoàn hảo để phát triển các ứng dụng chuyên sâu dữ liệu. Bài viết này sẽ đi phân tích chi tiết hơn về khái niệm NodeJS là gì, các đặc điểm, ứng dụng của NodeJS. Kèm theo đó, Kensfi cũng có một số lời khuyên cho những ai có dự định theo học NodeJS. Hãy cùng theo dõi nhé.
NodeJS là gì?
Định nghĩa
NodeJS là một mã nguồn mở được xây dựng trên nền tảng V8 JavaScript Engine – một trình thông dịch thực thi mã JavaScript. Nó được phát triển với mục đích giúp các nhà phát triển xây dựng ứng dụng web đơn giản và dễ dàng mở rộng hơn.
NodeJS được sử dụng để xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau từ ứng dụng web, dòng điện, ứng dụng trò chuyện theo thời gian thực, REST API,… Trong đó, NodeJS chủ yếu dùng cho xây dựng các chương trình mạng web server tương tự như Java, PHP hay ASP.NET.
NodeJS là một mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí. Công cụ này cũng được nhà phát triển thường xuyên chỉnh sửa, cập nhật tính năng mới nên tính ứng dụng thực tế cực kỳ cao.
Lịch sử ra đời
- Mã nguồn mở NodeJS được cho ra mắt đầu tiên vào năm 2009 bởi Ryan Dahl. Phiên bản đầu tiên của NodeJS tập trung vào hỗ trợ hệ điều hành Linux và MacOS X. Công cụ này thời gian đầu được phát triển và bảo trì trực tiếp bởi Dahl. Sau đó NodeJS được tiếp tục cải tiến bởi một công ty phần mềm tên Joyent.
- Tháng 01/2010, một trình quản lý của NodeJS được giới thiệu. Nó có tác dụng hỗ trợ các lập trình viên xuất bản và chia sẻ mã nguồn của các gói NodeJS. Đồng thời, trình quản lý này cũng giúp đơn giản hóa việc cài đặt, gỡ hay cập nhật các phiên bản.
- Năm 2011, Joyent và Microsoft cùng nhau phát triển và cho ra đời phiên bản Windows của NodeJS. Sự kiện này cũng giúp mở rộng số lượng hệ điều hành mà NodeJS có thể hỗ trợ, cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho các nhà phát triển.
- Vào năm 2019, NodeJS được hợp nhất với JS Foundation tạo thành OpenJS Foundation. Nó bao gồm những nền tảng giúp quản lý dự án phát triển mã nguồn mở, phân tán của công cụ NodeJS.
Đặc điểm của NodeJS là gì?
NodeJS hoạt động chủ yếu trên máy chủ sử dụng để xây dựng các ứng dụng realtime. NodeJS dùng mô hình I/O lập trình và dựa theo sự kiện non – blocking. Bởi vậy, công cụ này tương đối gọn nhẹ, hiệu quả. Nó cũng là lựa chọn hoàn hảo để xây dựng các ứng dụng chuyên sâu về dữ liệu dựa theo khoảng thời gian thực khi chạy trên những thiết bị phân tán.
Có thể khái quát NodeJS với một số đặc điểm nổi bật sau:
- NodeJS là một Platform, không phải là một Framework. Bởi vậy, NodeJS cho phép bạn xây dựng website độc lập và nhanh chóng hơn.
- NodeJS không cần đợi API trả về dữ liệu. Tất cả APIs nằm trong thư viện của NodeJS đều không được đồng bộ.
- NodeJS có thể chạy trên đa nền tảng: Linux, MacOS và Microsoft Windows.
- NodeJS được xem là một máy chủ đơn luồng, nó không thể hỗ trợ đa nguồn.
- NodeJS được xem như một ngôn ngữ lập trình. Đòi hỏi người học phải nắm vững các kiến thức căn bản từ giao thức, JavaScript… nếu muốn sử dụng NodeJS hiệu quả.
- Phần Core của NodeJS được viết bằng C++ nên nó có hiệu năng và tốc độ xử lý tương đối cao. Điều này cũng giúp các ứng dụng NodeJS có thể đáp ứng thời gian thực và chạy trên đa nền tảng, thiết bị.
Ưu – nhược điểm của NodeJS
Cũng như nhiều sản phẩm công nghệ khác, NodeJS cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Tốc độ xử lý nhanh nhờ cơ chế xử lý bất đồng bộ. Nhờ vậy, NodeJS có thể xử lý hàng ngàn truy cập cùng lúc mà không hề gặp khó khăn.
- Đáp ứng được yêu cầu thời gian thực.
- Dễ dàng mở rộng.
- Tương thích nhiều thiết bị, hệ điều hành như MacOS, Linux, Windows,…
- Có thể chia sẻ cùng một đoạn code cho cả phía máy chủ và máy khách.
- Npm và module mạnh mẽ, đang tiếp tục được phát triển.
- Phát triển từ JavaScript, một ngôn ngữ dễ đọc và có cộng đồng người dùng lớn mạnh.
Hạn chế
- Khả năng thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ khó khăn.
- Mỗi lần sử dụng, lệnh gọi lại sẽ kết thúc với nhiều lệnh gọi lại bị lồng vào nhau.
- Sử dụng NodeJS khó khăn nếu không hiểu rõ về JavaScript.
- NodeJS không phù hợp với các tác vụ đòi hỏi nhiều CPU. Công cụ này chỉ phù hợp với những I/O như máy chủ web.
- Khó tải lên một ứng dụng NodeJS nếu có một web hosting dùng chung. Bạn nên chọn VPS hoặc Dedicated server sẽ thuận lợi hơn.
Ứng dụng của NodeJS
Như đã chia sẻ, NodeJS là một nhân tố quan trọng để xây dựng các ứng dụng. Vậy nó sẽ được ứng dụng như thế nào? Một số ứng dụng tiêu biểu của NodeJS trong lập trình có thể kể đến như:
- Tạo, mở, đọc, ghi, xóa các tập ngay khi đang truy cập máy chủ.
- Dễ dàng xây dựng nội dung cho các web động.
- Có thể thực hiện thu thập dữ liệu theo yêu cầu cụ thể.
- Có thể truy vấn, sửa, xóa và thêm các dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở (bao gồm: MySQL, MongoDB, PostgreSQL, Microsoft SQL Server).
Có thể kể đến một số ứng dụng được viết bằng NodeJS như:
- Fast File Upload: Chương trình upload file tốc độ cao.
- Restful API: Các ứng dụng được dùng cho ứng dụng khác thông qua API.
- Any Real-time Data Application: Chia nhỏ ứng dụng lớn thành nhiều dịch vụ nhỏ và kết nối chúng lại với nhau nhằm cải thiện tốc độ thực hiện trong thời gian thực.
- Ad server: Máy chủ quảng cáo.
- Websocket server: Máy chủ web (online chat, game server,…).
Lời khuyên cho những ai dự định học NodeJS
Tính tới thời điểm hiện tại, NodeJS vẫn đang là một công cụ lập trình ứng dụng web mạnh mẽ được sử dụng bởi nhiều dịch vụ tạo trang web chuyên nghiệp đứng cạnh PHP, .NET và Java. Một trong những giải pháp tối ưu để phát triển web back – end.
Theo khảo sát của Stack Overflow, chỉ tính tới năm 2019, NodeJS đã là nền tảng phổ biến với gần 50% lượng người dùng. Đồng nghĩa với việc theo học NodeJS sẽ đem tới cho bạn nhiều cơ hội phát triển hơn.
Chưa kể nền tảng này còn được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội như được phát triển từ JavaScript, một ngôn ngữ phổ biến nhất và nền tảng để bắt đầu nhiều hướng đi. NodeJS cũng có tốc độ thực thi nhanh, có thể chạy trên nhiều nền tảng thiết bị và sở hữu một cộng đồng lớn mạnh,… Bởi vậy, nếu bạn đang có dự định học NodeJS thì đừng chần chừ mà hãy bắt đầu ngay nhé.